Tiền quyên góp vẫn đổ về không ngừng.
Thậm chí, nhiều nhãn hàng đã tìm đến, muốn hợp tác để ba tôi livestream bán hàng.
Vì thế, ba người họ càng hăng hái trong việc bôi nhọ tôi trên livestream.
Nghe nói, ba tôi đã mua cho Triệu Kiệt chiếc iPhone đời mới nhất.
Còn hứa khi tiền quyên góp về tài khoản, sẽ cho nó hẳn một trăm triệu tiêu vặt.
Có tiền, cơn giận của Triệu Kiệt cũng tan biến.
Dưới sự xúi giục của nó, mẹ tôi cũng bắt đầu phối hợp.
Trên livestream, bà ta khóc lóc kể lể tôi bất hiếu, vô ơn.
Quên mất ai là người đã không chịu bỏ tiền mua thuốc tê cho bà ta.
Chẳng bao lâu sau, thông tin về tình hình học tập của tôi bị đào bới.
Cả suất tuyển thẳng đại học cũng bị lôi ra ánh sáng.
Nhiều người bắt đầu kéo nhau vào tài khoản chính thức của trường để chửi rủa.
“Loại người này cũng xứng đáng được tuyển thẳng à?”
“Nếu trường không có đạo đức, vậy phải đuổi học con nhỏ này ngay!”
Tôi bị gắn mác “nghịch tử vô lương”, “kẻ phóng hỏa giết người”.
Họ yêu cầu trường hủy suất tuyển thẳng của tôi, thậm chí gửi đơn kiến nghị không cho tôi nhập học.
Có người còn kéo vào tài khoản chính thức của lực lượng cứu hỏa, yêu cầu bắt tôi ngay lập tức.
Dư luận càng ngày càng rối loạn.
Trong khi đó, tài khoản của ba tôi càng lúc càng có nhiều người theo dõi.
Giữa làn sóng công kích dữ dội.
Là nhân vật chính của câu chuyện, tôi lại chỉ giống như một người ngoài cuộc.
Ngoài thời gian ở bệnh viện làm việc, rảnh rỗi tôi chỉ đọc sách.
Tôi là người cố chấp, tôi tin rằng kiến thức mới có thể thay đổi số phận.
Sự nổi tiếng không phải là con đường tắt.
Tài sản kiếm được từ lừa lọc, cuối cùng cũng sẽ bị chính nó phản bội.
15
Có lẽ vì vụ việc quá ồn ào, nên tài khoản chính thức của lực lượng cứu hỏa đã công bố nguyên nhân thật sự của vụ cháy.
Giống như kiếp trước, ba tôi lại dùng chiêu bài đạo đức để ép chủ cũ của chiếc xe điện.
Lấy được hóa đơn mua hàng, sau đó yêu cầu nhà sản xuất bồi thường.
Mở miệng là đòi một tỷ!
Ông ta ngang nhiên tuyên bố: Mộ/t, C.hé]n Tiê/u” Sầ[u:
“Nếu không bồi thường, tôi sẽ kiện đến khi các người phá sản!”
Nhà máy sản xuất xe điện này là một doanh nghiệp có lương tâm.
Toàn bộ công nhân trong nhà máy đều là người khuyết tật.
Những năm gần đây, kinh doanh ngày càng khó khăn, bản thân nhà máy đã đứng trên bờ vực sụp đổ.
Họ thừa nhận có sai sót trong sản xuất pin và sẵn sàng chịu trách nhiệm bồi thường.
Nhưng ba tôi lại tham lam đòi đến một tỷ, con số này vượt quá khả năng của họ.
Giám đốc nhà máy đích thân đến bệnh viện, quỳ xuống trước mặt ba tôi cầu xin, mong được thương lượng mức bồi thường hợp lý hơn.
Nhưng ba tôi chỉ cười nhạo, đẩy ông ta ra xa.
“Không có tiền bồi thường thì mở nhà máy làm gì? Nếu không bồi thường, tôi sẽ kêu gọi cư dân mạng ngày nào cũng đến quấy rối nhà máy của ông!”
Ông ta tự tin nghĩ rằng mình đã nắm chắc “luật chơi” trên mạng xã hội, ngang ngược hơn bao giờ hết.
Nhưng ông ta quên mất một điều:
Nước có thể nâng thuyền, cũng có thể lật thuyền.
Chẳng bao lâu sau, quả báo liền ập đến.
16
Một số tờ báo lá cải chạy đến trường tôi, cố gắng moi móc những góc tối trong quá khứ của tôi.
Họ hy vọng có thể từ miệng thầy cô, bạn bè tìm được “bằng chứng” để hạ nhục tôi.
Nhưng kết quả lại khiến họ hoàn toàn thất vọng.
Giáo viên chủ nhiệm của tôi, cô Lưu, là một người rất tốt.
Nếu không có cô ấy nhiều lần đến nhà tôi thuyết phục, có lẽ tôi đã không có cơ hội học cấp ba.
Cô ấy từng nói với tôi rằng:
“Kiến thức thực sự có thể thay đổi số phận. Như cô đây, đứng trên bục giảng này chính là minh chứng rõ ràng nhất.”
Trước ống kính phỏng vấn, ánh mắt cô Lưu vô cùng kiên định.
“Tôi nghĩ những lời nói trên mạng về Triệu Kiều không phản ánh đúng sự thật.”
“Em ấy là một học sinh chăm chỉ, tính cách cũng rất hiền hòa.”
Cô giáo chủ nhiệm đánh giá tôi rất cao, và những bạn học được phỏng vấn sau đó cũng dành cho tôi không ít lời khen.
“Triệu Kiều bắt nạt em trai á? Nghe mà buồn cười chết đi được…”
“Cả trường ai cũng biết Triệu Kiệt mới là ‘thái tử’ của nhà họ Triệu, còn Triệu Kiều chỉ là một đứa ở trong lãnh cung.”
“Thái tử không cưỡi lên đầu cung nữ mà hành hạ đã là tốt lắm rồi, chứ lấy đâu ra chuyện bị chị gái bắt nạt?”
Sự thật về việc tôi bị ép nghỉ học một năm để kèm cặp Triệu Kiệt, giúp nó ôn thi cấp ba cũng bị đào ra.
Lập tức trở thành chủ đề bàn tán sôi nổi trên mạng.
Thậm chí, có một cư dân mạng cùng thành phố bình luận dưới video của ba tôi:
“Kiều Kiều à? Bố mẹ nhà họ Triệu đúng là biết đặt tên ghê! Ở chỗ chúng tôi, con gái có chữ ‘Kiều’ trong tên, độ ác độc không thua gì mấy cái tên kiểu ‘Chiêu Đệ’, ‘Phán Đệ’ đâu!”
“‘Kiều’ trong phương ngữ còn có nghĩa là… lẳng lơ nữa đấy!”
Bình luận này nhanh chóng leo lên top đầu.
Ba tôi điên cuồng xóa đi hàng chục lần, nhưng lúc nào cũng có người nhiệt tình kéo nó lên lại.
Ông ta càng xóa, cư dân mạng càng hả hê.
Bất đắc dĩ, ba tôi lại tìm đến tôi.
“Ngày mai mày đi với tao đến đồn công an đổi tên!”
Nghe vậy, tôi không nhịn được mà bật cười.
Ba tôi tức giận giơ tay lên định đánh, nhưng lần này, tôi chặn lại ngay lập tức.
Ông ta giận dữ gào lên:
“Mày muốn tạo phản à? Đồ con bất hiếu! Tao đánh chết mày bây giờ tin không?!”
Tôi chỉ tay ra sau lưng ông ta.
Ba tôi theo phản xạ quay đầu nhìn lại, lập tức hoảng sợ khi thấy có người đang giơ điện thoại quay phim.
Ông ta vội vã đổi giọng, làm ra vẻ đáng thương, giả vờ xin lỗi tôi.
Tiếc là, trò hề này chẳng còn tác dụng với tôi nữa.
Tôi nhếch môi, chậm rãi nói:
“Ba, đổi tên thì dễ thôi. Nhưng nếu phạm pháp rồi, làm sao đổi được?”
Ba tôi nhíu mày, vẻ mặt mơ hồ không hiểu.
Tôi ra hiệu cho ông ta tự mở điện thoại xem.
Tin nóng nhất hôm nay chính là đoạn video mới nhất do nhà sản xuất xe điện đăng tải.
Trong video, hơn mười công nhân khuyết tật xuất hiện trước ống kính, lên án ba tôi lợi dụng mạng xã hội để thao túng dư luận, đòi tiền bồi thường trên trời, khiến họ lâm vào cảnh đường cùng.
Những công nhân này, có người cụt cả hai tay, có người ngồi xe lăn.
Có người bị khiếm thính, có người mù lòa.
Dù khiếm khuyết về cơ thể, họ vẫn lạc quan, tích cực lao động để kiếm sống bằng chính sức mình.
So với một kẻ ăn bám trên mạng như ba tôi, họ đáng kính hơn gấp trăm lần.
Trước ống kính, giám đốc nhà máy xuất trình bằng chứng ba tôi đã ăn cắp chiếc xe điện.
Chủ xe cũ cũng đứng ra xác nhận rằng trước khi mất cắp, xe của anh ta đã được thay pin.
Vì vậy, lỗi hoàn toàn không liên quan đến nhà sản xuất.
Ba tôi lập tức mở livestream để phản công. M”ộ,t/ C[hé:n T/iêu” Sầ/u]
Ông ta gào khóc thảm thiết, cố gắng lật ngược tình thế.
Còn kéo cả mẹ tôi và Triệu Kiệt vào để tiếp tục màn diễn “bán thảm”.
Nhưng cư dân mạng không còn tin nữa.
Họ vào xem livestream chỉ để chửi rủa.
Triệu Kiệt vốn quen được nuông chiều, sao chịu nổi những lời chỉ trích cay độc như vậy.
Nó bắt đầu cãi nhau với cư dân mạng ngay trên livestream.
Vừa gọi họ là “anh em tốt” một giây trước, ngay giây sau đã chửi họ là “lũ nghèo kiết xác, biến đi!”
Hành động này hoàn toàn chọc giận dư luận.
Cư dân mạng đồng loạt report kênh của ba tôi, đòi rút lại toàn bộ tiền quyên góp.
Họ còn yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc điều tra.
Ba tôi sợ hãi, vội vàng tắt livestream.
Nhưng tất cả đã quá muộn.
17
Cả nhà họ Triệu cuối cùng cũng nếm trái đắng từ trò chơi “kiếm tiền bằng lưu lượng”.
Số tiền quyên góp vẫn còn nằm trong tài khoản của nền tảng từ thiện.
Trước áp lực dư luận, nền tảng quyết định hoàn tiền lại cho các nhà hảo tâm.
Dù ba tôi có làm loạn thế nào, họ cũng mặc kệ.
Bệnh viện cũng không còn cho nợ viện phí.
Mẹ tôi và Triệu Kiệt vì chậm trễ thanh toán quá lâu nên bị đuổi thẳng ra ngoài.
Tài khoản của ba tôi bị cư dân mạng report đến mức bị khóa vĩnh viễn trong 100 năm.
Quán ăn sáng cũng không còn làm ăn được nữa.
Chỉ cần mở cửa, liền có người đến chửi rủa.
Thậm chí, có cư dân mạng còn đặt dịch vụ giao hàng, nhưng thay vì gửi đồ ăn, họ gửi giấy tiền vàng mã rải đầy trước cửa quán.
Có người còn thuê shipper đến trước quán hát nhạc tang.
Quán ăn chính thức đóng cửa.
Ba tôi từ một “đại gia tương lai” được tung hô, biến thành một con chuột cống ai ai cũng muốn đập.
Ông ta trốn trong nhà, không dám ló mặt ra ngoài.
Nhà máy sản xuất xe điện cũng đã chính thức khởi kiện ba tôi, cáo buộc ông ta tống tiền, lừa đảo.
Sau khi xuất viện, Triệu Kiệt không còn là cậu ấm bốc đồng trước kia nữa.
Mà biến thành một kẻ hung hăng, bạo lực.
Nó liên tục phát cáu, hở chút là đập phá đồ đạc trong nhà.
Ban đầu, ba tôi còn dỗ dành nó.
Nhưng lâu dần, ông ta cũng chán nản, chỉ biết ôm chai rượu, say xỉn cả ngày.
Người khốn khổ nhất chính là mẹ tôi.
Hai tay bà ta vì không được điều trị kịp thời, lại chẳng có điều kiện phục hồi chức năng, nên bắt đầu mưng mủ, lở loét.
Những lúc đau đớn không chịu nổi, bà ta chỉ biết nốc thuốc giảm đau như kẹo.
Còn tôi, vẫn sống trong quán ăn sáng, tận mắt chứng kiến tất cả sự lố bịch này.
18
Ngày tháng trôi qua từng ngày.
Cuối cùng cũng đến ngày nhập học.
Tôi nhận được giấy báo nhập học đúng như mong muốn.
Hôm trước ngày nhập học, tôi dậy thật sớm.
Trời còn chưa sáng, tôi đã rời khỏi quán ăn một cách lặng lẽ.
Nhưng tôi lại đánh giá thấp sự độc ác của ba mình.
Ông ta đã phục sẵn ở bến xe từ lâu.
Vừa thấy tôi xuất hiện, liền túm chặt lấy tôi.
Mặt ông ta méo mó, nở một nụ cười đáng sợ.
“Con nhãi ranh, mày tính ôm tiền chạy trốn hả?” Mộ:t, C]hé.n T”iêu/ Sầu.
“Muốn đi cũng được, trả lại tiền cho tao!”
“Nếu không, mày có chết cũng đừng mong lên xe!”
Số tiền đó là tương lai của tôi.
Bằng bất cứ giá nào, tôi cũng không thể để ông ta lấy đi.
Tôi giãy giụa, cố thoát ra, nhưng ông ta thẳng tay tát tôi một cái thật mạnh.
Mặt tôi đau rát, nhưng tôi không hề sợ hãi.
Đến nước này, tôi dứt khoát chơi tới cùng.
Tôi buông lỏng người, ngã lăn ra đất, bật khóc lớn.
Bến xe đông người qua lại.
Chỉ trong chốc lát, tất cả ánh mắt đều đổ dồn về phía chúng tôi.
Tôi ôm chặt chân ông ta, gào khóc thảm thiết:
“Ba, con xin ba, hãy để con đi học!”
“Đừng bán con lấy sính lễ, con muốn học hành, con không muốn bị gả cho một kẻ ngốc!”
Ba tôi nhíu mày, định đá tôi một cú:
“Mày nói linh tinh cái gì vậy?!”
Chẳng bao lâu sau, có người nhận ra ông ta, chỉ thẳng vào mặt mà hét lên:
“Đó chẳng phải là lão Triệu lừa tiền trên mạng sao?!”
“Lừa đảo trên mạng chưa đủ, giờ còn muốn bán con gái đổi sính lễ nữa à?! Đúng là cầm thú mà!”
Người đi đường lập tức vây kín lấy ông ta.
Ông ta sợ nhất chính là chuyện này, vội vàng vùng vẫy muốn bỏ chạy.
Nhưng lại bị một cô bác trung niên khỏe mạnh giữ chặt, còn bị bà ta tát một phát trời giáng.
Ba tôi bị vây giữa đám đông, bị chửi rủa thậm tệ.
Tôi nhân cơ hội thoát ra, lao thẳng lên xe.
Nhìn xe khách từng chút một rời khỏi thành phố.
Tôi mới thực sự thở phào nhẹ nhõm. M,ộ[t” C.hé/n: Tiêu/ S”ầ/u
Tôi đã trốn thoát rồi.
19
Sau khi nhập học, tôi lập tức đến đồn công an địa phương để làm hộ khẩu tập thể.
Chính thức tách hộ khẩu khỏi quê nhà.
Muốn thoát khỏi gia đình tồi tệ ấy, tôi phải cắt đứt mọi liên hệ.
Về sau, ba tôi còn dắt mẹ tôi lên tận trường tìm tôi.
Nhờ vào những trò lố trên mạng trước đó, toàn bộ trường đều biết về hoàn cảnh gia đình tôi.
Nhà trường bảo vệ tôi rất tốt, chỉ cần tôi ở trong trường, họ không có cách nào tiếp cận được.
Bạn bè trong lớp cũng giúp tôi, mỗi lần ba mẹ tôi xuất hiện, họ lập tức báo tin để tôi kịp trốn đi.
Ba mẹ tôi không tìm được tôi, lại còn bị các sinh viên trong trường chửi rủa.
Đi vài lần đều công cốc, cuối cùng họ cũng bỏ cuộc.
Từ khi bước chân vào đại học, tôi chưa từng quay lại “nhà” thêm một lần nào nữa.
Dựa vào số tiền năm mươi triệu đó, cùng với tiền làm thêm tích cóp suốt bốn năm, tôi đã hoàn thành việc học một cách suôn sẻ.
Về phần quê nhà, tôi chỉ nghe được vài tin tức lẻ tẻ từ bạn cũ thời cấp ba.
Nghe nói, mẹ tôi và Triệu Kiệt đã làm giấy chứng nhận khuyết tật, sống dựa vào trợ cấp xã hội.
Nhưng số tiền ít ỏi đó đều bị ba tôi cướp hết để mua rượu.
Ông ta giờ đã hoàn toàn thất nghiệp, mỗi ngày chỉ biết nhậu nhẹt, chìm đắm trong giấc mộng phát tài hão huyền.
Gia đình ấy, xem như hoàn toàn sụp đổ. Mộ/t” C:hé.n Tiêu/ Sầu.
Ngày tôi tốt nghiệp đại học, cô giáo chủ nhiệm cấp ba của tôi, cô Lưu, đặc biệt gọi điện đến chúc mừng.
Bốn năm qua, cô vẫn luôn lo lắng cho tôi, từng có ý định hỗ trợ tiền sinh hoạt phí.
Nhưng tôi từ chối, vì tôi hiểu rõ nỗi vất vả của cô.
Cô không chỉ giúp đỡ mình tôi, mà còn hỗ trợ nhiều nữ sinh nghèo khác.
Mỗi tháng lương giáo viên không cao, cô phải tằn tiện để dành tiền giúp học trò.
Cô dịu dàng hỏi tôi:
“Triệu Kiều, em định làm công việc gì sau khi tốt nghiệp?”
Tôi đáp:
“Em muốn làm giáo viên, giống như cô.”
Cô là ngọn núi cao, là niềm tin của tôi!
Ngước nhìn đỉnh núi, tôi sẽ nỗ lực tiến bước!
(Hết.)