6
Trình Giao Giao bắt đầu cuộc sống đại học bằng khoản vay sinh viên.
Còn tôi, nửa năm sau nhận được thư mời nhập học từ một trường trong top 10 QS, lên đường du học.
Mẹ tôi biết tin, nghiến răng nghiến lợi:
“Ngay cả đại học trong nước còn không thi đậu, ra nước ngoài chẳng phải chỉ để mua bằng à? Xem xem sau này có tiền đồ gì không!”
Tôi bình thản uống cà phê, chẳng buồn để tâm.
Từ đó, tôi vùi đầu vào học tập, dần dần ít liên lạc với gia đình hơn.
Chỉ thỉnh thoảng, tôi lướt thấy những bài đăng của Trình Giao Giao trên vòng bạn bè và TikTok.
Chị ấy hoặc là đang đi làm thêm, hoặc là trên đường đến chỗ làm thêm.
Mấy năm đại học, không chỉ không tiêu của gia đình một đồng nào, mà còn thường xuyên gửi vài trăm đến vài nghìn tệ cho bố mẹ và em trai, mua quà cho họ.
Bố mẹ nhận tiền xong, luôn khen chị biết điều, hiếu thảo, không giống con bé thứ hai “vô ơn bạc nghĩa” đã biến mất kia.
Chị tự hào về điều đó.
Ngoài việc ám chỉ tôi không hiểu chuyện, chị còn hay phàn nàn về cô bạn cùng phòng là con một, mỗi tháng nhận ba nghìn tệ tiền sinh hoạt từ gia đình, quá ích kỷ và xa hoa.
7
Lần tiếp theo nhận được tin từ trong nước, là khi em trai Trình Gia Diệu trượt kỳ thi vào cấp ba.
Mẹ gọi điện cho tôi, đề nghị tôi đưa em sang Mỹ.
*”Mẹ không tính toán chuyện con đã phung phí nhiều tiền như vậy nữa, chỉ cần con giúp em trai có tương lai là được.
Mẹ nghe nói trường học ở nước ngoài có nạn bạo lực học đường nghiêm trọng, con tìm cho em một trường tư tử tế chút nhé.
Con trai thì hậu đậu, tự chăm sóc mình không chu toàn, con đưa nó ở chung đi, giặt giũ nấu nướng cũng tiện chăm sóc nhau…” ănxonglạimuốngủtiếp
Bà tiếp tục thao thao bất tuyệt vẽ ra giấc mộng hão huyền của riêng mình, tính toán của bà cứ như thể có thể vượt đại dương đập thẳng vào mặt tôi vậy.
Lâu lắm rồi tôi mới nghe được một câu chuyện cười đậm chất Xô Viết thế này.
Suýt chút nữa thì tôi phun cả ngụm cà phê đá ra ngoài.
*”Mẹ yêu quý của con ơi, trường cấp ba Mỹ không phải bãi rác chứa đồ bỏ đi.
Thành tích đến cả trường cấp ba trong nước cũng không đủ tiêu chuẩn, nghĩ rằng đi du học là có thể xoay chuyển vận mệnh sao?
Hơn nữa, mẹ nhìn con giống hạng người bị lừa dễ vậy à?”*
Giọng mẹ lập tức trở nên khó chịu:
“Con nói cái gì thế! Đó là em trai ruột của con, có cần phải nói khó nghe vậy không?”
Bà tiếp tục cường điệu hóa:
*”Con trai chỉ là phát triển muộn, sau này còn tiến xa!
Dưới hệ thống phân luồng của kỳ thi trung học ở trong nước, con trai lúc nào cũng chịu thiệt thòi!
Với lại, để con chăm sóc em trai một chút thì sao chứ?
Con tiêu cả đống tiền du học, mẹ chưa từng nói gì.
Nhưng đến lúc lo cho em con thì lại keo kiệt, ngay cả học cấp ba cũng không chịu giúp!
Đừng tưởng con có chút tiền là ghê gớm, không có tầm nhìn rộng, dù có núi vàng núi bạc cũng tiêu hết!”*
Bà thao thao bất tuyệt giáo huấn.
Tôi bật cười vì logic vô địch của bà.
Lười tranh cãi, tôi lên mạng tìm ngay một bức ảnh meme về “cổ phiếu Mỹ bị vặt trụi” gửi qua.
Sau đó, đau đớn than thở:
*”Mẹ ơi, không phải con không muốn giúp, mà con thật sự không còn tiền nữa!
Con muốn đầu tư cổ phiếu Mỹ để kiếm thêm chút tiền, ai ngờ chọn sai mã, lỗ đến gần sạch rồi!
Hay là mẹ cho con vay một ít? Chờ con kiếm lại được vốn, đảm bảo giúp em con vào thẳng Ivy League!”*
Mẹ tức đến mức suýt nổ phổi:
*”Mẹ biết ngay mà, mày đúng là đứa phá gia chi tử!
Nhiều tiền như vậy, bị mày tiêu thành cái dạng gì rồi hả…!”*
Bà tức giận mắng xối xả rồi dập máy.
Thế giới cuối cùng cũng được yên tĩnh.
8
Sau đó, nghe nói bố mẹ cho Trình Gia Diệu vào một trường cao đẳng năm năm.
Nhưng vì điểm quá thấp, họ phải bỏ ra mấy vạn tệ tiền tài trợ mới có thể lo liệu.
Cùng lúc đó, Trình Giao Giao cũng bước vào mùa tốt nghiệp.
Chị muốn thi cao học, nhưng mẹ cứ nói rằng áp lực tài chính quá lớn, mong chị có thể sớm chia sẻ gánh nặng gia đình.
Thế là chị đành gia nhập đội quân tìm việc.
Vì suốt mấy năm đại học chị vừa học vừa đi làm, điểm số bình thường, sơ yếu lý lịch trống trơn, ngành học lại là ngoại ngữ hiếm, khó tìm việc phù hợp, cuối cùng đành mơ hồ đi thi công chức giáo viên ở quê nhà.
Còn tôi, tốt nghiệp xuất sắc từ Ivy League, lại được giáo sư tiến cử, lần này xin học tiến sĩ còn thuận lợi hơn cả kiếp trước.
9
Không lâu sau khi Trình Giao Giao đi làm, tôi lướt mạng thì thấy chị đăng bài mới.
“Bố mẹ muốn dùng quỹ hưu trí của tôi để vay mua nhà, nhưng căn nhà này sau này có thể sẽ thành nhà cưới của em trai, phải làm sao đây?”
Dưới bài đăng, cư dân mạng náo loạn, ào ào khuyên nhủ:
“Chị em đừng có ngu dại, căn nhà này chắc chắn không phải của chị đâu.”
“Bắt chị gánh nợ mấy chục năm, còn mất luôn suất mua nhà lần đầu, bố mẹ chị tính toán giỏi thật đấy!”
Nhưng Trình Giao Giao không trả lời bất cứ bình luận nào.
Vài ngày sau, chị vẫn đăng ảnh sổ đỏ.
“Cảm ơn mọi người, mẹ tôi nói rồi, căn nhà này là của cả gia đình, sau này dù tôi có lấy chồng, nhà cũng sẽ giữ lại cho tôi một phòng.
Mọi người yên tâm, tôi rất tỉnh táo, tôi không phải kiểu con gái hy sinh vì em trai đâu.” Ăn – xong – lại – muốn – ngủ – tiếp
Mấy ngày trước còn chân thành khuyên bảo chị, giờ cư dân mạng tức điên lên.
10
Lần tiếp theo gặp lại gia đình, là khi tôi hoàn thành tiến sĩ, trở về nước thăm bà nội.
Lúc nhỏ tôi là một đứa trẻ bị bỏ lại quê, luôn do bà chăm sóc.
Nghe nói những năm gần đây bà không được khỏe, lúc nào cũng nhớ tôi, nên tôi không thể không về.
Đúng dịp Tết, cả họ hàng tụ tập.
Mấy năm không gặp, Trình Gia Diệu đã tốt nghiệp cao đẳng, nhờ bố mẹ lo lót nên tìm được việc, còn có cả bạn gái.
Còn Trình Giao Giao, suốt những năm qua hầu hết lương đều đưa cho gia đình, bố mẹ sống sung túc, vàng bạc đeo đầy người, cuộc sống khá thoải mái.
Trong bữa tiệc, họ hàng ai cũng khen bố mẹ có phúc, con cái đều giỏi giang, đặc biệt là cô con gái thứ hai còn là tiến sĩ về từ Mỹ.
Mẹ tôi hừ lạnh, trợn mắt:
*”Nó thì có bản lĩnh gì chứ?
Bao nhiêu năm nay chẳng gọi nổi một cuộc điện thoại, đi nước ngoài rồi về tay không, đúng là phí công nuôi nấng!”*
Kiếp trước, tôi vừa đi làm vừa học, lúc về nước còn mua đầy quà.
Nhưng kiếp này, tôi không chỉ tiêu hết số tiền mà bà cho rằng thuộc về gia đình, còn trở về tay trắng.
Thật sự là bất hiếu đến cực điểm.