Chị sẽ không bao giờ hiểu, từ một trường 985 bình thường đến PhD ở Ivy League, cần bao nhiêu đêm thức trắng vùi đầu vào sách vở.
Chị cũng sẽ không bao giờ biết, mỗi ngày ở nước ngoài, tôi đều phải tính toán từng đồng trong tài khoản.
Khi đó, tôi thực sự rất ghen tị với chị.
Nếu tôi cũng có được số tiền như vậy, hẳn sẽ không phải chật vật đến thế.
May mắn thay, kiếp này tôi có cơ hội hoàn toàn khác, không cần lặp lại những khổ sở của kiếp trước.
Nhưng làm sao để giữ được số tiền này, với một đứa vừa tròn mười tám tuổi như tôi, cũng là một thử thách không nhỏ.
4
Chưa đầy một ngày, mẹ đã gọi điện tới:
“Tịnh Tịnh à, con đang ở đâu? Chị con nói con trúng giải độc đắc năm trăm vạn, sao không nói với bố mẹ một tiếng?”
Quả nhiên, Trình Giao Giao đã báo chuyện này với bố mẹ.
Tôi nằm trong khách sạn mới thuê, nhàn nhã uống nước trái cây:
“Đúng vậy, có chuyện gì sao mẹ?”
Giọng mẹ trong điện thoại gần như reo lên:
“Tốt quá rồi! Giờ con mau về nhà đi, bố mẹ đang lo chuyện mua nhà đây. Có khoản tiền này, nhà mình có thể chọn một căn chung cư thật tốt, lại có thể đổi trường cho em trai con. Xe của bố con cũng cũ rồi, cần phải đổi… Sau này cả nhà mình sẽ có những ngày tháng sung túc!”
Mẹ thao thao bất tuyệt tính toán xem tiêu tiền như thế nào, cứ như 500 vạn đã nằm chắc trong tay bà vậy.
Tôi im lặng nghe mẹ nói xong, khẽ cười lạnh.
May mắn thay, sau khi có tiền tôi không về nhà.
“Mẹ à, con nói bao giờ là sẽ đưa số tiền này cho mẹ chưa?”
Giọng mẹ đột nhiên trở nên gay gắt:
“Trình Tịnh Tịnh, con có ý gì?”
“Ý của con là, số tiền này con định tự tiêu, bố mẹ đừng mong ngóng nữa!”
Mẹ lập tức nổi giận:
“Trình Tịnh Tịnh, mẹ và bố con giữa trời nắng chang chang còn phải làm lụng vất vả, còn con thì sao? Cầm số tiền lớn như vậy mà ung dung ở ngoài hưởng thụ, con còn có lương tâm không?”
Tôi uống nốt ngụm nước trái cây cuối cùng, ngáp một cái, lười biếng đáp:
“Mẹ à, bố mẹ làm lụng vất vả vì ai chứ? Chắc chắn không phải vì con rồi?”
Trước kỳ thi đại học, mẹ đã sớm nói với hai chị em tôi về tình hình kinh tế gia đình khó khăn, bảo rằng tiền học phí phải tự lo.
Bố mẹ không lo nổi bốn nghìn tệ học phí đại học công lập cho tôi, nhưng lại dành dụm sẵn năm trăm nghìn tệ tiền tiết kiệm cho em trai.
Hỏi thì chỉ nhận được câu trả lời: “Con trai sau này lấy vợ áp lực lớn lắm.”
Họ tiết kiệm từng xu, ăn bánh bao với dưa muối trên công trường, quần áo cả năm không mua mới. Ăn… xong… lại… muốn… ngủ… tiếp
Nhưng mỗi lần chúng tôi xin tiền sinh hoạt, họ đều gửi hình ảnh họ làm lụng dưới trời nắng chang chang để nhấn mạnh sự khó khăn của mình.
Trình Giao Giao thương xót, nói rằng bố mẹ vất vả, chúng tôi phải thấu hiểu.
Nhưng chị ấy chưa từng nghĩ, bố mẹ vất vả là vì ai?
Bên kia điện thoại, mẹ càng tức giận hơn, giọng như muốn nổ tung:
*”Con nói năng hồ đồ gì vậy? Từ nhỏ đến lớn, bố mẹ đã từng bạc đãi con sao? Mẹ mang nặng đẻ đau sinh con ra, nhọc nhằn nuôi con khôn lớn, vậy mà con chẳng biết báo đáp một chút nào!
Con đi hỏi thử xem, có bao nhiêu đứa con gái còn chẳng được học hết cấp ba? Có bao nhiêu người được nuôi nấng tử tế như con không?
Tại sao con không thể học theo chị con, hiểu chuyện một chút, biết cảm thông cho bố mẹ?”*
Nói đến đây, giọng mẹ bắt đầu nghẹn ngào.
Trình Giao Giao thấy mẹ bị tôi chọc tức, liền giật lấy điện thoại, bắt đầu trách móc:
*”Trình Tịnh Tịnh, em đúng là ích kỷ đến cực điểm! Chỉ vì trước kia bố mẹ bảo em tự lo tiền học, mà em hằn học mãi trong lòng sao?
Bố mẹ đã nuôi nấng chúng ta khôn lớn, họ không có nghĩa vụ phải lo tiếp đại học cho em.
Làm con gái có tiền giúp đỡ gia đình là chuyện đương nhiên.
Vài năm nữa chúng ta lấy chồng rồi cũng là người ngoài, thời gian để hiếu kính bố mẹ còn lại chẳng được bao nhiêu!”*
Tôi lại thấy chán nản.
Có những tư tưởng sinh ra là để chịu khổ.
*”Đúng đúng đúng, em ích kỷ bất hiếu, làm sao có thể so sánh với chị – đại hiếu nữ vô địch thiên hạ đây?
Thế nên mẹ à, sau này nhà có khó khăn thì cứ nhờ chị ấy giúp đỡ nhiều vào nhé.
Tiền mua nhà, tiền sính lễ cho em trai, tất cả đều trông cậy vào chị cả!”*
Nói xong, tôi không đợi ai phản ứng, lập tức dứt khoát cúp máy.
5
Tôi ký hợp đồng với trung tâm môi giới, bắt đầu chuẩn bị cho kỳ thi TOEFL và SAT.
Bố mẹ không tìm thấy tôi, thỉnh thoảng lại gọi điện, từ việc ép buộc đạo hiếu dần dần chuyển sang:
“Mẹ không cần tiền của con, nhưng một đứa con gái cầm nhiều tiền như vậy ở bên ngoài không an toàn đâu, về nhà đi, bọn mẹ giúp con giữ, chẳng lẽ con còn không tin mẹ ruột của mình sao?”
Tôi nhún vai, cười nhạt cho qua.
Trong khi tôi ở khách sạn bật điều hòa ôn luyện TOEFL, thì Trình Giao Giao tìm được một công việc hè trong nhà máy, làm việc 12 tiếng mỗi ngày, lương tháng 2500 tệ.
Đến cuối kỳ nghỉ hè, trước khi khai giảng, chị đăng lên vòng bạn bè tiền lương hai tháng hơn sáu nghìn tệ.
Xem ra, tiền học phí năm đầu tiên cũng có rồi.
Nhưng chưa đầy hai ngày sau, tôi lại lướt thấy tài khoản TikTok của mẹ.
Bà đeo một chiếc vòng tay vàng mới, hỏi cư dân mạng:
“Con gái làm thêm hè mua cho đấy, đẹp không?”
Bên dưới, hàng loạt bình luận ngưỡng mộ: “Bác có phúc quá, có một cô con gái hiếu thảo!” ĂN XONG LẠI MUỐN NGỦ TIẾP
Mẹ tôi đắc ý:
“Đương nhiên rồi, ban đầu số tiền này nó định đóng học phí. Nhưng tôi chỉ nói là muốn có một chiếc vòng tay, thế là nó mua ngay mà chẳng hề do dự!”
Bà lại khoe giày da mà Trình Giao Giao mua cho bố, đồng hồ đeo tay mua cho em trai.
Cư dân mạng lại trầm trồ.
Có người hỏi: “Thế thì còn lại bao nhiêu tiền? Học phí tính sao? Nhà bác có lo không?”
Mẹ tôi đáp: “Sao có chuyện đó được, để nó tự vay đi.”
Cư dân mạng phản đối:
“Như vậy không ổn đâu, con gái còn nhỏ, kiếm được chút tiền thì để nó giữ lại chứ!”
Mẹ tôi trả lời:
“Nuôi con gái chẳng khác nào nuôi cho nhà người khác. Tiền tiêu ở nhà mẹ đẻ, tiền kiếm được lại dành cho nhà chồng. Không bắt nó báo đáp sớm, sau này gả đi thì lỗ vốn à!”
Một số người trẻ tuổi không nhịn được, phản bác:
“Bà mẹ này trọng nam khinh nữ quá mức rồi, ngay cả tiền học cũng tính toán, đúng là ma cà rồng!”
Mẹ tôi tức tối cãi lại:
“Tôi trọng nam khinh nữ chỗ nào? Nếu tôi trọng nam khinh nữ thì còn cho con gái học đại học sao? Con cái hiếu kính cha mẹ chẳng phải chuyện đương nhiên sao? Giới trẻ bây giờ chỉ biết nghĩ cho bản thân, chẳng có chút quan niệm gia đình nào cả, y như đứa con gái vô ơn thứ hai của tôi!”
Bình luận bên dưới sôi nổi hơn hẳn:
“Trời ạ, có hai con gái, một con trai, thế mà còn bảo không trọng nam khinh nữ, đúng là tổ tông truyền đời!”
“Bà ta nói con gái thứ hai vô ơn, chắc chắn là do con bé đủ tỉnh táo để không bị hút máu, nên bà ta mới tức điên!”
Bị chọc trúng điểm đau, mẹ tôi nổi giận, tranh cãi với cư dân mạng.
Tôi lướt qua, cười nhạt, tôn trọng và chúc phúc.