Mấy anh chị em họ nhắn tin trong nhóm:

“Chị cả, bây giờ mọi chuyện đã rõ ràng rồi, mai bọn em sẽ không qua nữa, định đưa bố mẹ đi dạo hội chùa.”

Chị im lặng bấy lâu, cuối cùng cũng nhắn lại, nhưng lại phản ứng cực kỳ nhanh:

“Mọi người đừng bị con hai lừa! Đây chỉ là cái cớ nó nghĩ ra để không phải hiến thận cho mẹ!”

“Em ấy đã tính trước rồi, cố tình dựng chuyện!”

“Em nhờ các bác giúp mẹ lấy lại công bằng, nhất định phải chặn nó ở nhà, bắt nó chịu trách nhiệm!”

“Cái báo cáo này chắc chắn là giả!”

“Nó không đạt được mục đích, lại sợ bị họ hàng chỉ trích, nên mới nghĩ ra trò này! Mọi người đừng mắc bẫy!”

Đọc những lời chị nhắn, tôi đã nhìn thấu tất cả.

Chị chưa bao giờ có ý định hiến thận.

Nhưng nếu chị muốn đối chất, tôi cũng chẳng sợ.

Dù sao, trong bệnh viện vẫn còn bản gốc.

5

Mùng Một Tết, tiếng gõ cửa dồn dập vang lên.

Tôi vừa định ra mở cửa, chồng tôi đã ngăn lại.

Anh đi ra mở cửa, chị gái dẫn theo hai bác, một chú và vài anh em họ lao vào nhà.

“Con hai, chuyện em đổi tên trong báo cáo, chị không tính toán với em nữa.”

“Hôm nay, chị dẫn các bác đến đây, chỉ để cầu xin em một chuyện.”

“Chúng ta chỉ có một người mẹ, em hãy đồng ý hiến thận đi!”

Tôi đang ngồi trên bàn gói sủi cảo.

Nghe chị nói, tôi thậm chí không buồn ngẩng đầu lên:

“Tôi đã nói rồi, cái chị thấy chính là báo cáo ghép tủy của bệnh viện.”

“Nếu không tin, tôi có thể gọi điện ngay cho bác sĩ chủ trị của mẹ.”

Nói xong, tôi cầm điện thoại, bấm số gọi.

“Alo, bác sĩ Hạ, xin lỗi vì làm phiền anh vào dịp Tết.”

“Nhà tôi có chút thắc mắc về kết quả ghép tủy, anh có thể giúp làm rõ không?”

“À, anh đang trực hôm nay? Vậy bọn tôi đến bệnh viện gặp anh luôn nhé.”

Một đoàn người kéo đến bệnh viện.

Bác sĩ Hạ vẫn đang trực ca sáng.

Tôi đi thẳng vào vấn đề, nhờ anh ấy lấy kết quả xét nghiệm.

Không mất nhiều thời gian, tôi tìm thấy cái tên “Lý Minh Châu” trên báo cáo.

Tôi cầm tờ giấy, đưa cho mọi người xem.

Chị tôi sững sờ khi thấy ba chữ “Lý Minh Châu”.

Chị lập tức lắc đầu, giọng run rẩy:

“Không thể nào… Con hai, có phải em thông đồng với bác sĩ, đổi tên thành của chị không?”

Bác sĩ Hạ nhíu mày, giọng nghiêm nghị:

“Nói chuyện phải có chứng cứ, xin đừng bôi nhọ danh dự bệnh viện.”

Sắc mặt chị lập tức trở nên khó coi.

Các bác họ cũng đã nhận ra điều gì đó.

Bọn họ không ngốc, nhìn vẻ lưỡng lự trên mặt chị, liền hiểu rõ mọi chuyện.

Họ bắt đầu khuyên nhủ:

“Minh Châu, con là con cả trong nhà, phải gánh vác trách nhiệm.”

“Mẹ con bệnh nặng, con phải đứng ra lo liệu.”

“Con từng nói, nếu con là người ghép tủy thành công, con sẽ không do dự hiến thận.”

Tôi mỉm cười, bổ sung:

“Giờ cơ hội đã đến rồi, cuối cùng chị cũng có thể thực hiện lòng hiếu thảo của mình.”

Mọi người rối rít đồng tình:

“Đúng thế! Đúng thế! Mẹ con biết tin chắc chắn sẽ vui lắm!”

Nhưng chị chỉ cúi đầu, nhìn chằm chằm vào báo cáo với ánh mắt tuyệt vọng.

Cả một lúc lâu sau, chị mới ngẩng lên, nghiến răng nhìn tôi, gằn từng chữ:

“Con hai, em cố tình làm vậy, đúng không?”

“Tôi không tin! Tôi phải đi bệnh viện khác kiểm tra!”

Nói xong, chị lao ra ngoài như một kẻ mất trí.

Sau đó, từ mùng Hai đến mùng Bảy, chị dẫn mẹ đến khám ở nhiều bệnh viện khác nhau.

Nhưng kết quả đều giống hệt nhau.

Bởi vì, sự thật chính là sự thật. Mộ.t” C,hé/n Tiê/u Sầ[u:

Tôi chưa từng lừa chị.

Mẹ vui đến mức tinh thần phấn chấn hẳn lên.

Họ hàng cũng lần lượt đến bệnh viện thăm mẹ.

Mẹ đứng trước mặt mọi người, trịnh trọng tuyên bố:

“Để cảm ơn con cả đã hiến thận cho mẹ, mẹ quyết định giao toàn bộ số tiền mẹ tích góp cả đời cho con bé.”

Mẹ lấy từ trong túi ra một cuốn sổ tiết kiệm:

“Hôm trước mẹ nói sẽ đưa cho nó, nhưng mẹ quên mất. Lần này mẹ sẽ chuyển hết cho con cả.”

“Về phần căn nhà, dù đã để lại cho em trai, nhưng con cả cũng có một nửa. Mẹ sẽ viết di chúc.”

Cậu em họ tò mò lên tiếng:

“Chị cả, trước đây chị nói nếu ghép tủy thành công, chị sẽ không đòi hỏi gì cả, sẽ không do dự mà hiến thận mà?”

Sắc mặt chị trắng bệch, nhưng mẹ lập tức lên tiếng:

“Chị con không hề đòi hỏi, là mẹ chủ động cho con bé!”

Tôi cười lạnh, nhìn thẳng vào mẹ:

“Chẳng phải mẹ từng nói vì chữa bệnh mà tiêu hết sạch tiền tiết kiệm, rằng vì em trai là con trai nên nhà chỉ có thể để lại cho nó sao?”

“Sao bây giờ lại có tiền tiết kiệm?”

“Sao căn nhà lại có thể chia cho chị gái?”

Mẹ hơi lúng túng, miễn cưỡng nở nụ cười:

“Số tiền này vốn định sau này để các con chia nhau, nhưng mẹ thấy chị con hiếu thảo như vậy, nên quyết định cho con bé.”

“Còn căn nhà, con bé hiến thận cho mẹ, chia một nửa là lẽ đương nhiên.”

Nếu là tôi yêu cầu chút bù đắp, thì sẽ bị mắng là vong ân bội nghĩa, lòng dạ sắt đá.

Nhưng khi là chị gái, thì lại là chuyện đương nhiên.

Họ hàng đều nghe ra sự thiên vị của mẹ.

Họ lần lượt tìm lý do rời đi.

Cô họ lúc về còn vỗ nhẹ vào tay tôi, như muốn an ủi.

Nhưng tôi không còn thấy đau lòng nữa.

Tình thân kiểu này, có cũng như không.

6

Chị gái biến mất

Ca phẫu thuật thay thận của mẹ đã được sắp xếp xong.

Nhưng một ngày trước khi mổ, mẹ đột nhiên gọi điện cho tôi:

“Con hai, chị con đâu rồi?”

Tôi sững người. M”ộ:t/ C]hé.n T/iêu, S”ầu.

Hai ngày trước, chị phải nhập viện làm kiểm tra trước phẫu thuật.

Nhưng điện thoại của chị không liên lạc được.

Số của anh rể cũng tắt máy.

Mẹ bảo tôi đến nhà chị tìm, nhưng nhà trống trơn, không một bóng người.

Tôi hỏi hàng xóm, họ nói nhìn thấy cả gia đình chị xách vali rời đi.

“Họ nói sẽ ra nước ngoài du lịch.”

Tôi còn chưa nói xong, điện thoại của mẹ chợt vang lên.

Tin nhắn ngân hàng báo: 30 vạn trong sổ tiết kiệm của mẹ đã bị rút sạch.

Mặt mẹ tái nhợt, run run nhìn điện thoại:

“Con hai, chị con rút hết tiền rồi? Nó định đi đâu?”

Tôi bình tĩnh nói:

“Chắc chị đi du lịch thật, đi luôn cả tiền của mẹ nữa.”

Môi mẹ run rẩy:

“Nhưng ngày kia đã phẫu thuật rồi, sao giờ nó lại ra nước ngoài?”

Tôi nhìn mẹ.

Bà vẫn đang tự lừa dối chính mình.

Tôi bật cười.

“Mẹ không hiểu sao?”

“Con gái mẹ cầm tiền chạy mất rồi. Nó không muốn hiến thận.”

Mẹ ngây ra, ánh mắt tràn đầy tuyệt vọng.

Bà như mất hết sức lực, ngã ngửa ra giường, mắt nhắm chặt.

Sau đó, chị gái chặn liên lạc với tất cả mọi người.

Không ai gọi được cho chị.

Tôi đành dùng số mới nhắn tin.

“Chị không phải từng nói sẽ hiến thận cho mẹ mà không do dự sao? Cầm tiền rồi chạy, thế này mà gọi là hiếu thảo à?”

Chị nhanh chóng trả lời:

“Em đừng có đứng ngoài mà nói chuyện dễ dàng! Chị đã tìm hiểu rồi, mất một quả thận sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống!”

“Lúc trước chị chỉ thuận miệng nói vậy thôi. Giờ chị hối hận rồi. Chị không muốn hiến nữa.”

“Dù em có báo cảnh sát cũng vô ích. Số tiền này mẹ chủ động cho chị, ngay trước mặt bao nhiêu họ hàng.”

“Chị chỉ lấy cái thuộc về chị thôi.”

“Còn bệnh của mẹ, không phải còn em sao?”

“Em vốn quen với việc hy sinh cho gia đình rồi, thêm chút nữa cũng chẳng sao.”

“Làm tốt vào, biết đâu mẹ sẽ cảm động, còn để lại chút tài sản cho em nữa đấy!”

“Đừng tìm chị nữa. Chị đi nước ngoài rồi. Từ giờ, cái nhà này không còn liên quan gì đến chị nữa.”

Tôi im lặng, rồi chụp lại đoạn tin nhắn này, gửi vào nhóm chat gia đình. Mộ/t, C.hé]n Tiê/u” Sầ[u:

Mẹ vừa nhìn thấy, liền ôm mặt khóc rống lên.

Họ hàng lần lượt nhao nhao lên chỉ trích:

“Trời ơi, con cả đúng là đồ vong ân bội nghĩa! Nói một đằng làm một nẻo, vậy mà cũng dám cầm tiền chạy trốn!”

“Bà Thục Phân thật đáng thương! Khổ sở bao nhiêu năm, tưởng có hy vọng, ai ngờ chính con gái ruột cũng quay lưng.”

“Nếu con hai ghép tủy thành công thì tốt biết bao! Nó thật thà hiếu thảo, chắc chắn sẽ không do dự mà hiến thận!”

“Con hai, giờ mẹ con chỉ còn trông chờ vào con và em trai con thôi. Hai đứa phải chăm sóc bà ấy cho tốt!”

Tôi bỗng thấy buồn cười.

Lúc này mới nhớ đến tôi sao?

Nhưng khi chia tài sản, lại chẳng dành cho tôi một đồng.

Tôi trả lời trong nhóm chat:

“Bệnh của mẹ tôi cũng bất lực. Năm ngoái tôi đã ứng trước tiền thuốc suốt nửa năm, năm nay thật sự không còn khả năng chi trả nữa.”

Tôi đứng dậy, định rời khỏi phòng bệnh.

Nhưng mẹ túm chặt lấy tay tôi, giọng hoảng hốt:

“Con hai, con sẽ không bỏ mặc mẹ đâu, đúng không?”

Tôi lắc đầu, bình thản đáp:

“Mẹ có ba người con, tài sản cho ai, người đó phải có trách nhiệm lo cho mẹ.”

7

Ngày hôm sau, tôi bận rộn cả buổi sáng, mãi đến trưa mới có thời gian mở điện thoại.

Nhóm chat gia đình đang náo loạn.

Hàng loạt tin nhắn nhắc đến tôi, hỏi tôi khi nào có thể bàn giao nhà.

Tôi ngơ ngác, kéo lên đọc từng dòng tin nhắn.

Mãi mới thấy mẹ đang rao bán nhà giúp tôi. M”ộ,t/ C[hé:n T/iêu” Sầ/u]

“Mẹ không còn khả năng chi trả viện phí nữa. Con hai là đứa hiếu thảo, nó đồng ý bán nhà để giúp mẹ gom tiền thuốc.”

“Nhưng bây giờ nhà bán không dễ, mẹ nghĩ thay vì bán cho người ngoài, thì bán cho họ hàng sẽ tốt hơn.”

“Giá thị trường căn nhà này là 1,5 triệu, nếu là người trong nhà, 1 triệu là được.”

“Con hai ngại mở lời, nhưng mẹ thì không còn mặt mũi nào mà giữ thể diện nữa.”

Nhóm chat lập tức sôi trào như nước sôi.

“Minh Thư, thật sao? Nhà đẹp vậy mà chỉ bán có một triệu?”

“Chúng ta là họ hàng, có thể cho trả góp không? Tôi muốn mua cho con tôi học ở thành phố.”

“Đừng vội! Ai đến trước được trước! Tôi là bậc trên, tôi muốn mua để lo cưới vợ cho thằng út nhà tôi!”

Tôi nhìn tin nhắn, ngây người ra một lúc lâu.

Mẹ đã tự ý rao bán nhà của tôi.

“Mọi người cứ yên tâm, con hai rất nghe lời tôi.”

“Căn nhà này là để cứu mạng, chắc chắn nó sẽ không đổi ý.”

Giống như rơi vào hầm băng, cả người tôi lạnh toát.

Mẹ bán nhà tôi, mà không thèm nói với tôi một lời.

Bà có nghĩ đến việc, nếu mất đi căn nhà này, cả gia đình tôi sẽ phải lang thang đầu đường xó chợ không?

Tôi không ngờ, đến thời khắc sinh tử, mẹ vẫn chọn hy sinh lợi ích của tôi.

Nhưng căn nhà này đâu đứng tên bà.

Bà có nói gì cũng vô ích.

Tôi thản nhiên nhắn vào nhóm:

“Tôi chưa từng có ý định bán nhà.” Mộ:t, C]hé.n T”iêu/ Sầu.

“Tài sản của mẹ đã chia hết cho chị và em trai. Giờ chị bỏ trốn, vẫn còn em trai đó, sao lại đến lượt tôi bán nhà?”

“Nhà này đứng tên vợ chồng tôi. Nếu chúng tôi không đồng ý, không ai có thể sang tên được. Mọi người đừng tin lời mẹ.”

Vừa nhắn xong, nhóm chat lập tức bùng nổ.

Tôi bị mắng chửi tơi tả.

Nhưng mẹ vẫn chưa từ bỏ.

Buổi chiều hôm đó, tôi mang cơm đến bệnh viện cho bà.

Vừa bước vào phòng bệnh, một đám người cầm máy quay ập tới, chĩa thẳng ống kính vào tôi.

“Chào chị Lý! Chúng tôi được mẹ chị ủy thác, đến giúp gia đình chị giải quyết mâu thuẫn.”

“Nghe nói mẹ chị bệnh nặng, cần một khoản tiền lớn để điều trị, nhưng chị lại không chịu bỏ tiền cứu mẹ.”

“Chúng tôi đến đây với mục đích hòa giải, không biết giữa chị và mẹ có ân oán gì?”

Tôi né tránh ống kính.